0901 491 686

Hotline CSKH

Tư Vấn Dịch Vụ

Thời gian 8:00 - 20:00

MÁCH MẸ CÁC CÁCH TRỊ NGẠT MŨI, KHÓ THỞ CHO BÉ

VeSinhOngTho 4 năm trước 476 lượt xem

MÁCH MẸ CÁC CÁCH TRỊ NGẠT MŨI, KHÓ THỞ CHO BÉ

Nghẹt tắc mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ thấy khó chịu, quấy khóc,… khó thở, dẫn đến bị thiếu ôxy ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Sau đây là một số lưu ý và cách chữa trị ngạt mũi ở trẻ mà mẹ cần biết.

Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ:

– Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm mũi họng, viêm đường hô hấp…

– Dị ứng, cảm cúm, nhiễm lạnh

– Bệnh lý tại mũi họng: viêm xoang, khối u ở mũi, lệch vách ngăn mũi.

– Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi, chủ yếu do bé em tự nhét vào mũi các vật như hạt lạc, sáp màu…

Triệu chứng của bệnh nghẹt mũi:

– Khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ thở khó khăn, thở khò khè, khó ngủ, bú khó…

– Có thể kèm chảy nước mũi, hắt hơi, ho.

– Bé dễ thở hơn khi bé đứng

– Bé thở bằng miệng, nên họng khô, rát.

– Bé bị ngạt mũi thường xuyên sẽ không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng do thiếu không khí lưu thông qua mũi. Ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp do viêm nhiễm lâu dài.

Một số phương pháp trị ngạt mũi cho bé đơn giản mà hiệu quả

Tình trạng ngạt mũi khiến bé phải hít thở chủ yếu bằng miệng, làm cổ họng khô rát dẫn đến viêm vọng. Do đó, mẹ nên áp dụng những cách sau để giúp bé giảm cơn khó chịu do nghẹt mũi gây ra.

– Làm thông mũi :

    + Làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn: Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi

    + Hút mũi: sử dụng dụng cụ cao su mềm như quả bóng tròn hoặc dạng 2 vòi thông nhau để hút dịch mũi ra cho bé giúp bé dễ thở.

– Nhỏ dung dịch nước muối sinh lý 0,9%: giúp làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.  Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngày và trước khi cho trẻ bú, ăn.

– Xông hơi: Có thể cho bé xông hơi bằng nước nóng bốc hơi trong lúc tắm, hoặc nấu nước xông hơi cho bé với một số loại thảo dược như lá kinh giới, lá tre… Hơi nước nóng sẽ làm loãng dịch nhờn có trong mũi, giúp mũi thông thoáng và bé dễ thở hơn.

Tuy nhiên, do tuổi còn nhỏ, sức chịu đựng và sức đề kháng còn yếu, bố mẹ cần hết sức cẩn trọng khi cho bé xông hơi, vì nhiệt độ quá cao có thể làm bé thêm khó thở, tệ hơn nữa là ngất xỉu.

 – Uống nhiều nước:  mẹ cần bổ sung thêm lượng nước cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, bú sữa mẹ, uống sữa bột, sữa bò tươi, súp… để giúp cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại các tác nhân gây bênh. Một tuyệt chiêu nữa giúp giảm ngạt mũi rất hiệu quả là cho bé uống nước chanh ấm pha mật ong giúp làm tan dịch nhầy trong mũi (lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi)

 – Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm dãn mạch máu, lưu thông không khí giúp trẻ hít thở dễ dàng khi bị nghẹt mũi. Cách đơn giản nhất là đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo hương thơm nhẹ nhàng. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý quan sát xem phản ứng của bé với mùi hương, xem như vậy có quá mạnh đối với bé hay không và nên ngưng sử dụng khi bé có dấu hiệu thở khò khè hơn

– Kê gối cao và day cánh mũi cho bé khi ngủ: Khi thấy trẻ ngạt mũi khi ngủ, mẹ chỉ cần cho gối của bé cao hơn thường ngày để bé dễ thở. Dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.

– Chườm nước ấm lên tai: Lấy khăn nhúng vào nước ấm nóng, chườm ở hai bên tai khoảng 10-15 phút. Nếu khăn nguội thì nhúng lại nước ấm sau đó chườm tiếp. Do hai bên tai có những dây thần kinh giúp điều tiết lưu thông máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao và hơi ấm từ khăn, huyết quản sẽ giãn ra giúp thông lỗ mũi.

– Thoa dầu tràm, dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân khi bé bị ngạt mũi do cảm cúm, hắt hơi xổ mũi, rất hiệu quả. Mẹ có thể dán một miếng cao dán nhỏ vào lòng bàn chân, giúp bé giảm khó chịu vì ngạt mũi cảm cúm.

Ngạt mũi là một triệu chứng thông thường, hay gặp nhưng lại gây khó chịu và bức bối cho bé khi mắc phải. Mẹ cần tìm hiểu và nhanh chóng giúp bé cải thiện tình trạng ngạt mũi để bé thoải mái vui chơi, ngủ ngon mà không còn khó thở. Khi bé bị nghẹt mũi kéo dài hoặc kèm theo những biểu hiện bất thường khác mẹ nên cho bé đi khám để được điều trị kịp thời mẹ nhé. Chúc bé luôn mạnh khỏe trong sự chăm sóc của bố mẹ.

476 lượt xem, Like và chia sẻ nếu thấy thích nhé !!
Bài viết liên quan

0 Đánh giá sản phẩm này

Chọn đánh giá của bạn
Mã xác nhận

0901 491 686